LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

TRANG CHỦ / LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Website: https://www.iaprd-world-congress.com/

Ngày đăng: 14/05/2025

Địa điểm: Việt Nam


Tháng 8/2013 nhận thấy tính cấp thiết của việc hội tụ, tập trung sức mạnh đa ngành trong quản lý đau tại cộng đồng và trên lâm sàng, thấy rõ sự cần thiết thành lập một tổ chức chuyên sâu, có tiếng nói chung về chuyên ngành Đau (Algiatry hay Pain medicine) GS.TS, Nguyễn Văn Chương đã tập trung một số các nhà chuyên môn trong khu vực Hà Nội để hội kiến và làm đơn đề nghi công nhận Ban Vận động Thành lập Hội Chống đau Hà Nội gồm có 5 người nộp Bộ Y tế, Trưởng Ban là GS.TS. Nguyễn Văn Chương (bệnh viện Quân y 103-HVQY) cùng các ủy viên, PGS.TS. Phan Việt Nga (bệnh viện Quân y 103-HVQY), PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc (bệnh viện Trung ương Quân đội 108), ThS. Đặng Phúc Đức (bệnh viện Quân y 103-HVQY), BS. Đinh Văn Thắng bệnh viên Thanh Nhàn Hà Nội. Ban Vận động được công nhân theo Quyết định số 08/QĐ-HYHHN ngày 28/10/2013. Hội Chống đau Hà Nội được quyết định thành lập và tổ chức Đại hội vào ngày 22 tháng 12 năm 2013 tại Bệnh viện Quân y 103-HVQY; sử dụng con dấu bầu dục. Ngày 26 tháng 9 năm 2017 Hội được UBND Thành phố Hà Nội cho phép kiện toàn và nâng cấp thành hội có tư cách pháp nhân theo quyết định số 6688/QĐ-UBND và tổ chức đại hội lần thứ II vào ngày 18/3/2018 tại Bệnh viện Quân y 103-HVQY, được sử dụng con dấu tròn, có tài khoản riêng. Ngày 30/9/2023 Hội tổ chức Đại hội nhiệm kỳ lần thứ III tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, theo đó Ban chấp hành hội gồm 24 thành viên, trong đó:

Chủ tịch Hội: GS.TS. Nguyễn Văn Chương

Phó Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc; Phó chủ tịch thường trực: TS.BS. Đặng Phúc Đức; Tổng thư ký: TS. Trần Thị Ngọc Trường

Ban kiểm tra: PGS.TS. Phan Việt Nga; TS. Trần Thanh Tâm, ThS. Hoàng Minh Trung.

Chánh Văn phòng: ThS.BSNT. Dương Tạ Hải Ninh.

1.     Sự phát triển

  • Phát triển lực lượng:

+ Qua các kỳ đại hội, đội ngũ hội viên ngày càng đông đảo; Đại hội lần thứ nhất 108 hội viên (70 hội viên cơ hữu); Đại hội lần thứ hai 180 hội viên (110 cơ hữu), Đại hội lần thứ ba 230 hội viên (150 hội viên cơ hữu).

+ Thành phần BCH cũng gia tăng về số lượng; nhiệm kỳ thứ nhất có 17; nhiệm kỳ hai 23 và nhiệm kỳ ba 24 đồng chí.

+ Thành lập thêm Ban Đào tạo và Nghiên cứu khoa học trong BCH.

  • Phát triển về phạm vi ảnh hưởng:

+ Sự tích cực và hiệu quả trong hoạt chống đau của Hội trong thực tế tại cộng đồng và trên lâm sàng đã lan tỏa ảnh hưởng tích cực và thu hút sự quan tâm của các cơ sở y tế khu vực Hà Nội và các địa phương trong cả nước. Hội lan tỏa ảnh hưởng tích cực của mình thông qua 2 hoạt động: điều trị bệnh nhân tại các Đơn vị Chống đau và tổ chức đào tạo liên tục theo chương trình Quản lý đau cho các bác sĩ hội viên.

+ Để mang lại lợi ích cụ thể của hoạt động kiểm soát đau tới từng bệnh nhân cụ thể chịu các chứng bệnh đau đớn, Ban chấn hành hội đã sáng tạo, tổ chức các Đơn vị Chống đau. Với mô hình “Đơn vị chống đau” này Hội đã được nhiều bệnh viện cấp tỉnh và ngành đề nghị tư vấn thành lập và hỗ trợ vận hành “Đơn vị chống đau”. Cho tới nay, sau khi Hội thành lập được 12 năm, Hội đã tư vấn cho 20 bệnh viện tại 15 tỉnh và thành lập được 16 Đơn vị chống đau tại 8 tỉnh. Các đơn vị chống đau được thành lập thường xuyên liên tục, cụ thể: năm 2013: 1 ĐVCĐ; năm 2016: 3 ĐVCĐ; năm 2017: 1 ĐVCĐ; năm 2018: 3 ĐVCĐ; năm 2019: 2 ĐVCĐ; năm 2020:1 ĐVCĐ; năm 2021: 0 ĐVCĐ do dịch CoviD-19; năm 2022: 2 ĐVCĐ; năm 2023: 1 ĐVCĐ; năm 2024: 1 ĐVCĐ, năm 2025 1 ĐVCĐ. Nhiều đơn vị chống đau hoạt động hiệu quả rất cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân ngay tại địa phương.

+ Thành lập Câu lạc bộ Đơn vị chống đau: Năm 2017 tại Thị xã cửa Lò 1 hội nghị khoa học đa chuyên ngành toàn quốc được tổ chức với tiêu đề “Đơn vị Chống đau- Mô hình kiểm soát đau linh hoạt trên lâm sàng”. Các chuyên gia đã bàn bạc, thảo luận và khẳng định về tính cần thiết và lợi cish của Đơn vị chống đau. Và ngay tại Hội nghị này Câu lạc bộ Đơn vị chống đau đã được thành lập. Hành năm CLB tổ chức 1 hội nghị khoa học riêng để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các Đơn vị Chống đau và các cơ sở liên quan. Trong đó 04 đơn vị chống đau đề nghị bệnh viện cho phép tham gia vào công tác đào tạo quản lý đau của hội với cương vị là cơ sở thực tập và đã được chấp nhận.

+ Tham gia tịch cực tiến trình thành lập Hội Nghiên cứu đau Việt Nam: BCH Hội Chống đau Hà Nội là nòng cốt trong đề xuất công nhận Ban Vận động Thành lập Hội Nghiên cứu đau Việt Nam, đã tích cực tập hợp các chuyên gia và các hội chuyên ngành liên quan khác nhau, lập danh sách Ban vận động Thành lập Hội Nghiên cứu đau Việt Nam; đề nghị và được Bộ Y tế công nhận theo Quyết định số 08/QĐ-THYHVN. Sau đó Hội Nghiên cứu đau Việt Nam được Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 504/QĐ-BNV ngày 13/7/2023. Đại hội Thành lập Hội Nghiên cứu đau Việt Nam được tổ chức long trọng, hoành tráng và ngày 25/11/2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân dội 108. Đây là thành công và là tin vui lớn đối với các bác sĩ tham gia công tác điều trị đau cho bênh nhân ở Việt Nam.

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
    1. Các hoạt động tổ chức theo điều lệ quy định
  • Thực hiện các hoạt động theo quy định trong Điều lệ Hội. Hội họp các ban chức năng đều đặn theo quy định.
  • Nâng cao công tác phát triển và quản lý hội viên.

– Góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, đây là lĩnh vực Hội hoạt động rất năng động và hiệu quả qua các phương thức sau:

+ Hoạt động hàng ngày của các Đơn vị chống đau tại các bệnh viện tuyến tỉnh và ngành.

+ Các chuyên gia của hội thường xuyên tham gia tư vấn sức khỏe trực tiếp tại các câu lạc bộ người cao tuổi ở các tỉnh thành phố và qua các kênh thông tin đại chúng như đài, báo, vô tuyến truyền hình…

+ Hoạt động khám chữa bệnh từ thiện

  • Tham gia phản biện xã hội khi có yêu cầu.
    1. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
  • Hệ thống đào tạo y khoa liên tục của Hội

* VỀ LÝ THUYÊT có:

  1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐAU CƠ BẢN- dành cho tất cả các hội viên và các đồng nghiệp liên quan; đã đào tạo được 05 khóa (Mục đích là 1. cung cấp Khái niệm chung về đau và 2. Kỹ năng nhận biết, chẩn đoán, điều trị đau do hệ thần kinh và hệ CXK);
  2. QUẢN LÝ ĐAU NÂNG CAO- chỉ dành cho các học viên đã học xong CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐAU CƠ BẢN; sẽ triển khai khóa đầu vào tháng 6/2025 (Mục đích là cung cấp Kỹ năng trong 3 lĩnh vực: 1. Siêu âm can thiệp kiếm soát đau hệ Thần kinh và hệ CXK (triển khai khóa đầu tiên 6/2025); 2. Kỹ năng gây tê vùng- ứng dụng trong kiểm soát đau thần kinh; 3. Kỹ năng Ứng dụng các liệu pháp vật lý trong kiểm soát đau). Như vậy 1 BS Đau sẽ có 05 kỹ năng – “Bác Sĩ 5 trong 1” (1. nhận biết, điều trị đau hệ thần kinh; 2. nhận biết, điều trị đau hệ Cơ-Xương-Khớp; 3. Siêu âm can thiệp kiểm soát đau; 4. Gây tê vùng-ứng dụng trong điều trị đau; 5. Ứng dụng điều trị vật lý trong kiểm soát đau).

* VỀ THỰC HÀNH

Hội sẽ tổ chức các HỘI TRẠI KIỂM SOÁT ĐAU TRONG LÂM SÀNG- tháng 7/2025 tổ chức lần thứ nhất tại Nghị Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa (một loại hình đào tạo phong phú với nội dung: Chuyên môn – Giao lưu – Khám phá, tìm hiểu đặc điểm của địa phương). Về chuyên môn là hoạt động thuần lâm sàng (đào tạo và rèn luyện các kỹ năng hỏi bệnh, khám bệnh, chì định và nhận xét kết quả CLS, điều trị đau của các vùng trên cơ thể: 1. Đầu – mặt – cổ; 2.Đai vai- chi trên; 3.Trục cơ thể và đai hông; 4.Chi dưới; rèn luyện kỹ năng siêu âm TK; CXK ở 4 vùng cơ thể đã học trên). Các hội viên sẽ được học lần lượt qua các trình độ QLĐCB xong mới học QLĐ nâng cao.

FORM ĐĂNG KÝ




    NamNữ









    Các loại tệp được phép: jpg, png, pdf; dung lượng không quá 10 MB

    Doanh nghiệp giới thiệu