- Các hoạt động tổ chức theo điều lệ quy định
- Thực hiện các hoạt động theo quy định trong Điều lệ Hội. Hội họp các ban chức năng đều đặn theo quy định.
- Nâng cao công tác phát triển và quản lý hội viên.
– Góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, đây là lĩnh vực Hội hoạt động rất năng động và hiệu quả qua các phương thức sau:
+ Hoạt động hàng ngày của các Đơn vị chống đau tại các bệnh viện tuyến tỉnh và ngành.
+ Các chuyên gia của hội thường xuyên tham gia tư vấn sức khỏe trực tiếp tại các câu lạc bộ người cao tuổi ở các tỉnh thành phố và qua các kênh thông tin đại chúng như đài, báo, vô tuyến truyền hình…
+ Hoạt động khám chữa bệnh từ thiện
- Tham gia phản biện xã hội khi có yêu cầu.
- Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Hệ thống đào tạo y khoa liên tục của Hội
* VỀ LÝ THUYÊT có:
- CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐAU CƠ BẢN- dành cho tất cả các hội viên và các đồng nghiệp liên quan; đã đào tạo được 05 khóa (Mục đích là 1. cung cấp Khái niệm chung về đau và 2. Kỹ năng nhận biết, chẩn đoán, điều trị đau do hệ thần kinh và hệ CXK);
- QUẢN LÝ ĐAU NÂNG CAO- chỉ dành cho các học viên đã học xong CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐAU CƠ BẢN; sẽ triển khai khóa đầu vào tháng 6/2025 (Mục đích là cung cấp Kỹ năng trong 3 lĩnh vực: 1. Siêu âm can thiệp kiếm soát đau hệ Thần kinh và hệ CXK (triển khai khóa đầu tiên 6/2025); 2. Kỹ năng gây tê vùng- ứng dụng trong kiểm soát đau thần kinh; 3. Kỹ năng Ứng dụng các liệu pháp vật lý trong kiểm soát đau). Như vậy 1 BS Đau sẽ có 05 kỹ năng – “Bác Sĩ 5 trong 1” (1. nhận biết, điều trị đau hệ thần kinh; 2. nhận biết, điều trị đau hệ Cơ-Xương-Khớp; 3. Siêu âm can thiệp kiểm soát đau; 4. Gây tê vùng-ứng dụng trong điều trị đau; 5. Ứng dụng điều trị vật lý trong kiểm soát đau).
* VỀ THỰC HÀNH
Hội sẽ tổ chức các HỘI TRẠI KIỂM SOÁT ĐAU TRONG LÂM SÀNG- tháng 7/2025 tổ chức lần thứ nhất tại Nghị Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa (một loại hình đào tạo phong phú với nội dung: Chuyên môn – Giao lưu – Khám phá, tìm hiểu đặc điểm của địa phương). Về chuyên môn là hoạt động thuần lâm sàng (đào tạo và rèn luyện các kỹ năng hỏi bệnh, khám bệnh, chì định và nhận xét kết quả CLS, điều trị đau của các vùng trên cơ thể: 1. Đầu – mặt – cổ; 2.Đai vai- chi trên; 3.Trục cơ thể và đai hông; 4.Chi dưới; rèn luyện kỹ năng siêu âm TK; CXK ở 4 vùng cơ thể đã học trên). Các hội viên sẽ được học lần lượt qua các trình độ QLĐCB xong mới học QLĐ nâng cao.
HỘI TRẠI chỉ dành cho các HV đã qua lớp học QLĐCB trở lên
- Thực hiện kế hoạch đào tạo
+ Đào tạo theo chướn trình của Hội Nghiên cứu đau Quốc tế: Năm 2022, Hội đã tổ chức các khóa học Quản lý đau cơ bản theo chương trình của Hội Nghiên cứu đau Quốc tế (IASP) cho 68 học viên từ 23 cơ sở y tế cả nước.
+ Tổ chức Theo phương thức liên kết đào tạo: năm 2023-2024 tổ chức được 4 lớp đào tạo liên tục về quản lý đau cơ bản cho bác sĩ trong chương trình hợp tác với các bệnh viện cấp tỉnh/ngành và Trung tâm sức khỏe bền vững (Viethealth).
+ Tổ chức 2 đoàn các bác sĩ các tỉnh phía nam ra tham quan mô hình các đơn vị chống đau của Hội Chống đau Hà Nội tại 2 bệnh viện (BVĐK tỉnh Phú Thọ và BVQY 110). 1 chuyên gia của Hội Nghiên cứu đau quốc tế thăm quan mô hình đơn vị chống đau của Hội tại BVĐK tỉnh Phú Thọ năm 2023.
+ Hoàn thành 1 chương trình đồng bộ về đào tạo liên tục Quản lý đau cơ bản song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), in thành sách tại NXB Y học năm 2024. Chương trình đào tạo này đã được nghiệm thu bởi 1 Hội đồng khoa học Giáo dục và đào tạo của BVQY 103-HVQY đồng thời đã được phản biện bởi chuyên gia của Hội nghiên cứu đau Quốc tế.
+ Các cán bộ Hội là các chuyên gia đào tạo, thường xuyên có giờ giảng, tham gia chấm đề cương, luận văn, luận án trong các cơ sở đào tạo trong nước.
+ Tổ chức và hoàn thành 05 khóa học Quản lý đau cơ bản cho hội viên.
- Nghiên cứu khoa học và tổ chức hội nghị hội thảo chuyên ngành
+ Hoàn thành 1 nghiên cứu điều tra cơ bản đau trong cộng đồng (2015) với 12.136 bộ hồ sơ cá nhân ở 48 tỉnh/thành phố khắp cả nước và viết bài báo đăng trong tạp chí quốc tế.
+ Hàng năm tổ chức 2 hội nghị khoa học tổng kết hoạt động và trao đổi kinh nghiệm, thông báo cáo các kết quả nghiên cứu trong năm của các hội viên.
+ Đăng ký các phiên về đau trong các hội nghị khoa học tương ứng.
+ Cùng Hội Đau Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Chống đau Thừa Thiên – Huế tổ chức tổ chức 4 HNKH toàn quốc về chủ đề đau; tự tổ chức 7 HNKH khác cho các đồng nghiệp tại Khu vực phía Bắc.
- Quan hệ đối nội, đối ngoại
– Đối nội:
+ Liên hệ mật thiết với cơ quan chức năng trong hoạt động chuyên môn và về mặt tổ chức. Đóng góp hội phí đầy đủ.
+ Liên hệ chặt chẽ với các bệnh viện và các tổ chức trong công tác đào tạo hội viên. Tổ chức các đoàn tham quan trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng hoạt động.
+ Thường xuyên liên hệ với các hội chuyên ngành như Hội Thần kinh, Hội thấp khớp học, Hội Gây mê- Hồi sức, Hội Phục hồi chứ năng…trong hoạt động.
- Về quan hệ quốc tế:
+ Liên hệ với Hội Nghiên cứu đau quốc tế đề xuất yêu cầu hỗ trợ chuyên môn. Đã tổ chức 1 lớp học cập nhật chương trình đau cơ bản cho trên 68 bác sĩ ở khắp toàn quốc do các chuyên gia của Hội Nghiên cứu đau Quốc tế lên lớp.
+ Tham gia các chương đào tạo do Hội Nghiên cứu đau Quốc tế và Liên hiệp các hội chống đau Đông Nam tổ chức.